-
Trang chủ > Tin tức > Tin Thị Trường BĐS > Chính sách cho vay đối với nhà ở xã hội tương tự gói 30.000 tỷ
Chính sách cho vay đối với nhà ở xã hội tương tự gói 30.000 tỷ
Bộ Xây dựng khẳng định dù trước đây gói 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm nhưng đây là chính sách lâu dài nên vẫn phải đúng trình tự và thủ tục chứ không thể vội vã. Người dân có thể yên tâm về dòng vốn hỗ trợ trong tương lai.
Bộ Xây dựng khẳng định, chính sách cho vay đối với nhà ở xã hội sẽ ổn định và lâu dài. Điều này thể hiện rõ khi Luật Nhà ở 2014 đã có quy định cụ thể về nguồn vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội; trong đó, có nguồn vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Nguồn vốn do Nhà nước cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định cũng tương tự như cơ chế cho vay của gói 30.000 tỷ.
Bởi vậy, dù trước đây gói 30.000 tỷ đồng giải ngân chậm nhưng đây là chính sách lâu dài nên vẫn phải đúng trình tự và thủ tục chứ không thể vội vã. Người dân có thể yên tâm về dòng vốn hỗ trợ trong tương lai.
Trên thực tế triển khai cũng có nhiều nguyên nhân khiến việc giải ngân gói 30.000 tỷ đồng còn chậm.
Mặc dù các địa phương đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhưng quỹ nhà này vẫn ít, chưa tương xứng với nhu cầu.
Nhà ở xã hội lẫn nhà thương mại có diện tích phù hợp, giá bán thấp vẫn thiếu nên người dân chưa thể vay vốn mua nhà.
Khi triển khai dự án đầu tư bất động sản hay nhà ở xã hội đều mất từ 3-5 năm cho các phần việc từ chuẩn bị quỹ đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư cho đến thi công xây dựng, hoàn thiện và thậm chí, có những dự án thực hiện hàng chục năm mới hoàn thành.
Do đó, nếu để thời hạn hoàn thành giải ngân gói hỗ trợ tối đa là 36 tháng (3 năm) theo Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 thì chưa phù hợp mà cần phải thực hiện trong lâu dài.
Mặt khác, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng không phải do ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp mà được thực hiện theo nguyên tắc Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay.
Các ngân hàng thương mại phải sử dụng nguồn vốn huy động của người dân để thực hiện việc cho vay.
Bởi vậy, ngoài các điều kiện theo quy định của Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP, bên cho vay và khách hàng vay vốn còn phải đáp ứng các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật về cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Bên cho vay phải thực hiện thẩm định hồ sơ để bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng, đề phòng tình trạng nợ xấu.
Trong khi đó, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn hỗ trợ rất lớn nhưng lại có một tỷ lệ đáng kể chưa đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng là không chứng minh được điều kiện thu nhập đủ khả năng để trả nợ.
Vì vậy, hầu hết các đối tượng khách hàng có mức thu nhập quá thấp dù đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 61/NQ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Xây dựng, nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ nên không được ngân hàng giải quyết cho vay vốn.
Theo TTXVN
Các bài viết cùng chuyên mục Tin Thị Trường BĐS
-
Cho người nước ngoài mua nhà: “Sẽ định hướng thị trường dài hơn”
Mặc dù rất muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam nhưng không ít người nước ngoài vẫn còn tỏ ra e ngại nhất là những vấn đề liên quan đến thủ tục, pháp lý. -
Thủ tục người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam
Cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. -
10 thay đổi đáng chú ý trong Luật kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/7
Có hiệu lực từ 1/7 Luật kinh doanh BĐS 2014 được mong đợi sẽ có tác động lớn đối với hoạt động phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản. -
Xu hướng thị trường BĐS 2015 nóng lên ở phân khúc cao cấp.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các công ty chuyên về bất động sản năm 2015 là thời điểm phát triển của thị trường BĐS. Chính cách nhìn nhận, đánh giá này mà hiện có rất nhiều chủ đầu tư đang tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ dự án của mình để kịp nắm bắt cơ hội đưa hàng ra thị trường. -
Tổng kết TTBĐS tháng 5/2015: Giao dịch tăng so với cùng kỳ năm 2014
Với đà hồi phục của nền kinh tế nói chung, thị trường bất động sản nói riêng, các phân khúc đã ghi nhận lượng thanh khoản tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng thanh khoản nhìn chung vẫn chưa thể hiện được sự bứt phá. Giao dịch căn hộ tăng so với cùng kỳ năm ngoái -
Sẽ có gói vay 50.000 tỷ mua nhà ở thương mại
Gói 50.000 tỉ đồng sẽ đi vào thị trường BĐS ở phân khúc trung cấp và cao cấp giúp thị trường BĐS “ấm” đều. Gói này dành hỗ trợ riêng cho phân khúc nhà ở thương mại, có thể kéo dài thời gian cho vay thêm 5 năm, 10 năm với mức lãi suất được điều chỉnh phù hợp.